0

Rối loạn nhân cách phân liệt: Định nghĩa, triệu chứng | Safe and Sound

Rối loạn nhân cách phân liệt được chuyên gia tâm lý định nghĩa là một dạng rối loạn với đặc điểm là sự cô lập xã hội và thái độ thờ ơ, không quan tâm đến mọi người xung quanh. Rối loạn nhân cách phân liệt được xếp vào nhóm A - nhóm rối loạn nhân cách đặc trưng bởi hành vi kỳ quái, lập dị.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Định nghĩa rối loạn nhân cách phân liệt

Theo chuyên gia tâm lý, rối loạn nhân cách phân liệt (Schizoid Personality Disorder - ScPD) là một dạng rối loạn nhân cách đặc trưng bởi trạng thái thờ ơ, sống tách biệt với cuộc sống xung quanh. Người bệnh cũng sẽ bị hạn chế về mặt cảm xúc, không biết cách bộc lộ, biểu cảm tâm trạng của mình ra bên ngoài.

Các chuyên gia tâm lý chia sẻ rằng, mỗi người mắc phải rối loạn nhân cách phân liệt sẽ có những biểu hiện lập dị, kỳ quái khác nhau; mức độ nguy hiểm của từng người cũng sẽ riêng biệt.

Những người bị rối loạn nhân cách phân liệt thường có xu hướng muốn ở một mình, họ có lối sống khép kín và những hành vi, lời nói lập dị, xa lánh xã hội. Chuyên gia tâm lý cho biết, chính bản thân người bệnh cũng không có nhu cầu muốn được người khác quan tâm hoặc tạo dựng, duy trì bất kì một mối quan hệ thân thiết nào. Dạng nhân cách này dễ bị nhầm lẫn với rối loạn nhân cách dạng phân liệt (Schizotypal Personality Disorder). Theo chuyên gia tâm lý, hai dạng nhân cách này có một vài điểm tương đồng nhưng rối loạn nhân cách phân liệt được đánh giá là ít nghiêm trọng hơn.

Ảnh 1: Rối loạn nhân cách phân liệt được xếp vào rối loạn nhân cách nhóm A

2. Triệu chứng rối loạn nhân cách phân liệt

  • Người bệnh thường ít quan tâm tới những người xung quanh và không có nhu cầu xây dựng các mối quan hệ với những người xung quanh, bao gồm cả người thân. Chuyên gia tâm lý cho biết, đa phần người bệnh đều không có bạn bè thân thiết hoặc chỉ duy trì mối quan hệ với một số người thân như bố mẹ, anh chị em ruột,…
  • Bệnh nhân tách biệt hoàn toàn với mọi người và không có nhu cầu kết nối nên gần như không hẹn hò hay kết hôn. Một số người có thể gượng ép kết hôn do gia đình mong muốn.
  • Người bị rối loạn nhân cách phân liệt ít có ham muốn hoặc không quan tâm đến tình dục.
  • Bệnh nhân sống khép kín và thích làm mọi thứ một mình từ sinh hoạt, vui chơi đến học tập. Theo chuyên gia tâm lý, các trò chơi mà người bệnh yêu thích thường là trò chơi trên máy tính, đọc sách, đọc truyện, các trò chơi tư duy,… mà không cần phải tương tác với người khác.

Ảnh 2: Người bệnh thường có xu hướng sống tách rời, cô lập khỏi xã hội

  • Người bệnh thường không yêu thích những trải nghiệm về thể xác như chơi thể thao, đi du lịch,…
  • Thường không bận tâm về việc người khác nghĩ gì về mình. Thậm chí khi bị phê bình, chỉ trích hay gây hấn, bệnh nhân đều im lặng, tỏ thái độ thờ ơ và rời đi.
  • Cách bộc lộ cảm xúc rất hạn chế, hầu như là không bao giờ thể hiện những cảm xúc thái quá như hạnh phúc, mừng rỡ, buồn bã, tức giận – ngay cả khi đang bị kích động.
  • Người bị rối loạn nhân cách phân liệt thường không có khả năng đáp ứng với những tín hiệu xã hội, luôn tách biệt, lạc lõng với mọi người xung quanh. Chuyên gia tâm lý khuyến cáo người bệnh chỉ quan tâm đến bản thân mà hầu như không buồn bã vì bị cho là kỳ quái, lập dị.
  • Đôi khi, người bệnh có cảm giác khó chịu và tìm cách rời đi khi phải tiếp xúc với nhiều người. Ngoài việc hạn chế khả năng bộc lộ cảm xúc, người có dạng nhân cách này cũng hiếm khi giao tiếp bằng mắt.
  • Do không tiếp nhận được tín hiệu xã hội và không quan tâm đến những người xung quanh, chuyên gia tâm lý cho biết, bản thân người bệnh không thích trò chuyện, chỉ nói chuyện khi cần thiết, các câu trả lời thường rất ngắn, giọng điệu đều đều và không có tính khôi hài.
: Rối loạn nhân cách phân liệt: Định nghĩa, triệu chứng | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound